Lastest topic

Gửi bài nhiều[Du Lịch] Kinh nghiệm chinh phục đỉnh Phan-Xi-Păng Post_o10
All Forums|
Admin 
vuhaihoang 
Topic xem nhiều[Du Lịch] Kinh nghiệm chinh phục đỉnh Phan-Xi-Păng Post_o10
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]


Admin
Admin

Admin

[Du Lịch] Kinh nghiệm chinh phục đỉnh Phan-Xi-Păng 2013528115527431
Đỉnh Phan-xi-păng nằm trên dãy núi Hoàng Liên Sơn (thuộc tỉnh Lào Cai), cao 3.143m so với mực nước biển còn được m là nóc nhà Đông Dương. Chinh phục đỉnh Phan (dân du lịch thường gọi thế) là mơ ước của rất nhiều người. Hay theo như một câu nói đã được dân du lịch bụi truyền tụng: “ Phi Phan bất phượt kí” – nghĩa là chưa leo đến đình Phan-xi-păng thì không phải là dân “Phượt”.


Trước đây, leo Phan-xi-păng mất khoảng 5-6 ngày, giờ thì không cần phải tốn nhiều thời gian đến thế. Hiện nay, việc leo lên đỉnh Phan-xi-păng không còn quá khó khăn. Nhà nhà đi Phan, người người leo Phan. Đường nhiều người đi đã mòn cả lối. Thế nhưng Phan-xi-păng không là một điều gì đó dễ dàng, nó vẫn là một thử thách rất đáng để chúng ta vượt qua. Nhiều người leo Phan-xi-păng đã phải bỏ giữa chừng vì không được chuẩn bị tốt về sức lực, hành trang và tinh thần. Chắc chắn chỉ cần quyết tâm, ai cũng có thể lên đến đỉnh.
 
1. Chuẩn bị leo núi:

* Luyện thể lực

  Theo kinh nghiệm của những người đã leo Phan-xi-păng, bạn nên tập luyên để có một thể lực tốt  Bạn nên tập thể lực 1 đến 2 tháng trước khi thực hiện chuyến leo núi Phan. Đầu tiên là khởi động kỹ các khớp, để tránh gây ra chấn thương lãng xẹt như: khớp háng, đầu gối, mắt cá chân... Bước tiếp theo kết hợp đi bộ, leo cầu thang hoặc chạy trong thời gian ít nhất 1 giờ; tập khoác ba lô (nặng 5kg) trên đường dốc... Các bài tập này nhằm đánh giá khả năng đi bộ của bạn.

* Trang phục

  Trên đường đi Phan-xi-păng, bạn sẽ gặp những thời tiết đa dạng, thay đổi nhanh tới mức chóng mặt. Không chuẩn bị kỹ càng về trang phục có thể ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của bạn và kéo theo là cuộc hành trình có thể dang dở.

- Balô: Loại có quai đeo mềm, có dây thắt quanh bụng, để đi cho đỡ nặng, có túi cạnh để nước. Không nhất thiết loại chống nước, vì tốt nhất là có một túi nylon to bên trong, mọi đồ đều cho trong túi nylon đó, balô có ướt, bẩn cũng không sao. Khi đi quai balô nên kéo cao, để lực dồn lên vai, không kéo người về sau rất khó chịu.

- Giầy: Từ trước tới giờ mọi người thường lựa chọn giầy bộ đội cho chuyến leo Phan của mình. Nó vừa rẻ (70k/đôi cao cổ có kèm tất chống vắt), lại cũng tương đối gọn gàng, bám đường cũng tốt. Tuy vậy giầy không được êm và phần trong giầy không được nhẵn nên trong quá trình cọ sát có thể gây phồng rộp, ngoài ra giầy cũng ko chống nước nên khi ướt sẽ làm lạnh bàn chân. Nếu có điều kiện thì bạn nên sắm cho mình một đôi giầy chuyên dành cho việc trekking để bảo vệ đôi chân của mình (những hãng chuyên về đồ thể thao như Nortface, Nike, Starfoce... rất sẵn các loại giày này).

- Tất: Đi 2 đôi tất sẽ làm giảm sự cọ xát với giầy, tránh chân bị rộp. Nếu bạn e ngại bọn vắt thì nên có thêm một đôi tất dài, ít nhất là tới đầu gối. Tất chống vắt ngoài Lê Duẩn bán cũng chỉ đơn thuần vậy thôi. Có cả loại tất nilon để đi ra ngoài chống ướt, loại này rất nhanh rách, mỗi ngày sẽ cần thay ít nhất 1 lần. Có thể tìm loại này ở Yết Kiêu.

- Bọc khớp mắt cá và đầu gối: Giúp bảo vệ tránh trật khớp cho các bộ phận này, đồng thời giảm trấn thương khi va chạm.

- Quần: không nên mặc quần jeans. Tốt nhất là quần kaki rộng rãi một chút, phần gấu có thể có dây để thắt lại cho gọn gàng. Mang 2 cái là đủ, một cái mặc ban ngày và một cái giữ khô ráo để mặc khi đi ngủ.

- Áo: Nên mặc nhiều áo mỏng hơn là ít áo dày để khi nóng mình cởi ra từng thứ một, tránh gây cảm lạnh. Tốt nhất là áo thun dài tay, thấm mồ hôi.

- Găng tay: Để mình có thể tự tin bám đá, bám trúc khi đi chuyển. Dùng loại có hạt nhựa ở lòng bàn tay. Cần 1 đôi/ngày.

- Mũ: Mũ mềm, nếu trời lạnh thì nên có một mũ kiểu biên phòng, trùm tai và gáy.

Ngoài ra, một số đồ sơ cứu y tế và bánh kẹo, đồ uống... sẽ không bao giờ thừa. Mỗi người cần đeo một cái còi ở trên cổ (24/24) đề phòng lúc cần báo động (như bị tai nạn, cần trợ giúp..)

* Đồ dùng


- Lều ngủ: Chuẩn bị lều ngủ vì trên đường đi có 2 chặng nghỉ đêm một điểm ở độ cao 2.200m nhiệt độ ở điểm này thường vào mùa đông khoảng 8-10oC vào mùa hè khoảng 12-15oC, điểm còn lại ở độ cao 2.800m mùa đông khoảng 1-5oC mùa hè khoảng 10-15oC. Tuỳ theo sức khoẻ của bạn áp dụng cho hành trình (2 ngày 1 đêm) hoặc (3 ngày 2 đêm). Nếu Bạn đi (2 ngày 1 đêm) thì thông thường nên ngủ ở độ cao 2.800m. Nếu đi (3 ngày 2 đêm) thì đêm 1 ngủ 2.200, đêm 2 lại ngủ ở 2.200 và trở về bằng đường Sin chải thì đẹp hơn. Mỗi điểm ngủ này thường chỉ ngủ được 15-20 người. Nên vào những ngày nghỉ khách đi nhiều có thể sẽ hết chỗ ngủ. Vì vậy Bạn nên mang theo lều ngủ, túi ngủ cho chắc chắn về chỗ ngủ của bạn. Lều ngủ có nhiều loại - loại dành cho 2 người, 3 người, 10 người… tuỳ theo số lượng người trong đoàn của Bạn.

- Đồ ăn: Cần nhất là đồ tạo năng lượng nhanh: chocolate, pho mát sợi, bò cười, C sủi, ruốc 2 lạng/người/ngày…. Nên mang theo một số loại quả có hàm lượng dinh dưỡng cao như quýt, cam, xoài… để ăn dọc đường lấy lại sức.

Bạn nhớ mang theo giấy ăn, tăm, giấy vệ sinh, dao gọt hoa quả...

- Nước uống: Mỗi người khoảng 3 - 4 chai nước lọc nhỏ, cà phê tan, trà gừng.
Nước nên uống nhấm nháp làm nhiều lần không nên uống đầy bụng sẽ rất khó di chuyển và dễ bị tức bụng. Khi mệt nên hít thở bằng mũi cho đỡ hại phổi và thở ra bằng miệng sẽ giữ được sức bền tốt hơn.

Ngoài ra, các vật dụng cá nhân như khăn mặt, bàn chải, kem đánh răng, giấy vệ sinh, băng salonpas hoặc deep heat; đèn pin và mang nhiều túi nylon to nhỏ để bỏ đồ vào tránh mưa ướt.

2. Trong quá trình leo

Nên chọn một người dẫn đường thông thạo địa hình, nhiệt tình người này có thể là người Mông hoặc những hướng dẫn bản địa tại Sapa thì càng tốt nhưng chi phi cao hơn chút.

Khi leo núi, bạn phải giữ cho hơi thở điều hoà, nếu thở nhanh hay hổn hển có nghĩa là các bạn đã đi quá sức, hãy tạm nghỉ chừng 5 – 10 phút (không nên nghỉ lâu, vì bắp thịt sẽ bị lạnh và giãn cơ, gây đau nhức do bị phản ứng).

Trong trường hợp gặp dốc đứng, các bạn men theo triền để tiến lên theo hình chữ Z, sử dụng thêm cả hai tay để hỗ trợ bằng cách bám vào đá, thân, rễ cây... Nhưng nhớ ướm thử độ chắc chắn của những vật mà bạn dùng làm điểm tựa.

Khi xuống núi, các bạn cần cẩn thận, không nên đi quá nhanh (cho dù trọng lượng của cơ thể và hành lý như đẩy các bạn chạy về phía trước), vì rất dễ bị vấp ngã, lăn xuống dưới. Khi xuống dốc, hãy khom người và chùn đầu gối lại, giữ cho ba lô ổn định và cân đối trên lưng. Nếu đi thẳng người, trọng tâm balô sẽ nằm phía sau, khiến bạn dễ bị trượt ngã. Nếu dốc khá đứng, bạn xoay người lại đối diện với vách núi, sử dụng luôn cả hai tay để bám mà leo xuống.

Ngoài ra, bạn nên là vị khách du lịch có văn hóa. Hãy bảo vệ rừng, giữ vệ sinh môi trường và thực một số nội quy của Vườn quốc gia Hoàng Liên như: không vứt rác trên dọc đường đi, khi có rác bạn nên cho vào túi hoặc ba lô đến mỗi điểm dừng chân ạn cho vào thùng đựng rác; không khắc lên đá, khắc lên cây trên dọc đường đi; không tự ý chặt cây, đốt lửa trong rừng đặc biệt vào mùa khô.
 

https://quannetkysibongdem.forumvi.com


Admin
Admin

Admin

Một nguyên tắc quan trọng luôn được dân phượt truyền tai nhau là nên đi theo nhóm từ năm người trở lên. Trong suốt hành trình, tất cả các phải tôn trọng kỷ luật khi đi theo nhóm, bỏ qua khái niệm thích thể hiện cá nhân.



Trước thông tin một nam sinh mất tích ở Fansipan, những người thích phượt, cụ thể là dân đam mê chinh phục Fansipan, tỏ ra khá e dè và cảnh giác hơn. Họ nhắc nhở nhau phải cẩn thận và nên suy nghĩ kỹ trước khi quyết định tham gia hành trình. Khi đã tham gia, phải chắc chắn đã chuẩn bị chu đáo những nhu yếu phẩm cần thiết như đồ ăn, thức uống, áo ấm, áo mưa, mũ đội đầu…
[Du Lịch] Kinh nghiệm chinh phục đỉnh Phan-Xi-Păng 20130725081642-phuot3
Một đoạn đường đi lên đỉnh Fansipan. Ảnh phuot.vn
Một nguyên tắc quan trọng luôn được dân phượt truyền tai nhau là nên đi theo nhóm từ năm người trở lên. Trong suốt hành trình, tất cả các thành viên phải tôn trọng kỷ luật khi đi theo nhóm, bỏ qua khái niệm thích thể hiện cá nhân, vì sự an toàn của bản thân.

Đặc biệt, một thành viên của Hội những người thích leo đỉnh Fansipan cảnh báo, khi leo Fansipan mỗi nhóm nhất thiết phải thuê theo porter vừa có người dẫn đường, vừa mang vác đồ giúp các thành viên trong đoàn.

Nhân có thông tin này, trên trang “Hội những bạn gái thích leo Fansipan”, các thành viên cũng chia sẻ một số điều cần biết trước khi tham gia hành trình leo Fansipan. Theo đó, để chuẩn bị tốt nhất cho chuyến đi, mỗi thành viên nên tuân thủ những quy tắc như:

1. Trước khi đi Fansipan, nên đi bộ buổi sáng và buổi chiều ít nhất 10 phút mỗi ngày.

2. Mang theo trang phục gọn gàng thuận tiện cho việc leo núi:

- Một cái ba lô không được quá 4,5 kg. Chọn ba lô tốt nhất là loại có múi ở phần tiếp giáp với lưng để thoáng khí. Ba lô nên có dây cài ngang thắt lưng và trên ngực để giữ cho ba lô chắc vào người khi di chuyển, tránh gây cản trở cho bạn hoặc kéo bạn về phía sau.

- Một đôi giầy leo núi có ma sát nhẹ. Giầy tốt nhất là giầy chuyên dụng đi trek, có cổ qua mắt cá để giữ chắc khớp tránh bong gân. Giầy nặng và có nhiều gai ở đế. Có hệ thống thoáng khí tốt và tránh nước. Nếu bạn là người đi trek nhiều thì nên đầu tư lấy một đôi.

- 2 đến 3 đôi tất. Khi leo nên đi 2 đôi tất: một mỏng bên trong (không nên đi tất nilông hay tất giấy bên trong mà nên đi tất mềm thấm mồ hôi), và một đôi tất dài bên ngoài để trùm lên quần tránh vắt. Khi đi hai đôi tất như vậy có lợi là giảm độ cọ của giầy và chân, tránh làm phồng rộp da chân.

- Găng tay leo núi nhẹ, gọn. Găng tay tốt là găng tay bảo hộ dầy có chấm nhựa ở lòng bàn tay. Không nên mua găng tay mỏng.Có găng tay, bạn tự tin hơn khi bám vào rễ cây, thân cây, tre nứa... khi trèo... Không nên dùng găng tay len hay găng tay da, bàn tay sẽ ra mồ hôi trơn.

- Một cái áo khoác mỏng nhưng tương đối ấm, không hút ẩm

- Một cái mũ kiểu mũ tai bèo gọn, nhẹ

- Một cái áo mưa chụp cả người gọn nhẹ

3. Mang theo máy ảnh hoặc máy quay gọn nhẹ có túi an toàn

4. Mang theo máy điện thoại, loại rẻ tiền gọn nhẹ để tránh rơi hỏng (Hầu như dọc đường đi đều có sóng điện thoại, đặc biệt là Viettel)

5. Mang theo ống nhòm nếu có, 1 còi/nhóm 3 người (khi đi nên phân công thành nhóm đi với nhau và trông nhau. Nhóm 3-4 người 1 là hợp lý. Còi hầu như không dùng đến. Chỉ đề phòng nếu lạc và mất sức không gọi đuợc nhau thì thổi còi).

6. Mang theo 1 đèn pin nhỏ, (dùng khi trời tối như tìm đường đi VS, tìm đường về trại hoặc có những ngày đi không kịp chương trình mà trời tối quá nhanh).

7. Mang theo đồ ăn vặt mà cá nhân thường dùng (Như kẹo cao su, thuốc hút,… nhưng phải gọn nhẹ). Đồ ăn cung cấp năng lượng: Snick Bar, phomát sợi (khô, dễ mang, dễ ăn), hộp sữa tươi có đường loại bé - 2 hộp/ngày.

8. Mang theo một số thuốc uống mà cá nhân thường dùng cho bệnh tật của mình (nếu có), ngoài ra như thuốc cảm cúm, đường ruột… gọn nhẹ.

9. Mang theo sổ tay nhỏ và bút để tiện ghi chép.

10. Quần áo mặc khi leo: Quần dài vừa phải, nên mặc quần có đũng thoải mái, đầu gối thoải mái để di chuyển. Cạp quần rộng vừa, không quá chật không quá rộng. Nên mặc áo phông rộng vừa phải, thấm mồ hôi, các bạn gái không nên mặc áo trong quá chật.

Khi leo sẽ nóng, bạn chỉ cần mặc áo phông và quàng một cái khăn mỏng qua cổ (hoặc là quàng tay áo khoác qua cổ). Khi dừng lại một cái bạn nên mặc ngay áo khoác vào tránh trúng gió. Không nên: mặc quần bò bó hay quần vải mỏng, quần cạp trễ, áo quá dầy và khó cởi bỏ.

11. Mang theo một tuýp Salonpast để xoa bóp tránh chuột rút, 1 túi đồ cứu thương cho 10 người.

12. Những người có tiền sử về huyết áp, tim mạch và tai biến mạch máu... không nên tham gia tour.

13. Luôn đúng giờ và nghe theo chỉ dẫn của hướng dẫn viên và những người dẫn đường.

https://quannetkysibongdem.forumvi.com


Admin
Admin

Admin

Phần 1: Thời gian leo Phansipang phù hợp và những lưu ý về thời tiết trên Phansipang


Phansipang nằm ở Tây Bắc Việt Nam, có tọa độ 22°17′52″B, 103°47′11″Đ. Phansipang chịu ảnh hưởng của miền khí hậu Miền Bắc, là khí hậu nhiệt đới gió mùa với bốn mùa xuân, hè, thu, đông rõ rệt. Mùa xuân miền Bắc bắt đầu từ tháng 2 cho đến hết gần tháng 4, là mùa đẹp nhất trong năm. Mùa hè từ tháng 4 đến tháng 9,vào mùa này thì nhiệt độ trong ngày khá nóng và mưa nhiều. Tháng nóng nhất thường là vào tháng 6. Tháng 5 đến tháng 8 là tháng có mưa nhiều nhất trong năm. Mùa thu chỉ vỏn vẹn trong hai tháng 9 và 10. Mùa thu miền Bắc rất đẹp, trời trong xanh và không khí mát mẻ. Mùa đông thường vào tháng 11 đến tháng 2 năm sau, mùa này khí hậu lạnh và hanh khô.
Do những đặc điểm thời tiết của Miền Bắc nên việc leo núi phù hợp nhất là từ cuối tháng 9 đến cuối tháng 4 năm sau. Trong đó thời gian đẹp nhất là tháng 10 và tháng 11. Thời điểm này trong năm tại miền bắc trời không mưa và nhiệt đội trên núi không quá lạnh vì vậy giúp cho việc chinh phục Fan dễ dàng hơn và an toàn hơn. Dù là bất cứ thời điểm nào thì ở trên núi đều lạnh, càng lên cao càng lạnh và nhiệt đô ban đêm thấp hơn nhiệt độ ban ngày từ 6-10oC. Nhiêt độ lạnh nhất trong tháng 9,10,11 có thể đến 4-3oC vào ban đêm. Và các tháng 12, 1, 2, 3 nhiệt độ có thể xuống 0oC hoặc thấp hơn và có cả tuyết. Thời tiết trên Fan thay đổi hàng giờ và bạn thực sự cần may mắn để có được bầu trời trong xanh trên đỉnh núi. Có khi ở lưng chừng núi trời nắng đẹp nhưng trên đỉnh lại có mây mù bao phủ. Tuy nhiên nếu may mắn có được thời tiết tốt bạn sẽ có những khoảng khắc tuyệt đẹp không thể nào quên.


Phần 2: Trang thiết bị phục vụ chuyến chinh phục Phansipang
Dưới đây chúng tôi xin đưa ra một danh sách những đồ dùng cần thiết cho chuyến chinh phục Fan của bạn. Việc lựa chọn đồ gì để đem theo phụ thuộc và độ dài của hành trình và cách thức tổ chức chuyến đi. Nếu bạn dùng dich vụ của một công ty du lịch địa phương thì công ty đó đã chuẩn bị một số trang thiết bị cần thiết cho chuyến đi. Nếu bạn chỉ thuê 1 người hướng dẫn để dẫn đường thì bạn sẽ cần phải chuẩn bị nhiều đồ hơn cho hành trình chinh phục Fan của mình.
[Du Lịch] Kinh nghiệm chinh phục đỉnh Phan-Xi-Păng 198385_10150202366671679_4572202_n
Cẩm nang chinh phục Phan xi păng
Những đồ thiết yếu: 
1. Giầy leo núi: loại cao cổ, chống nước (waterproof), đế cao su không quá cứng, có nhiều gai và có ma sát tốt.
2. Áo mưa: tốt nhất là có loại áo khoác chuyên dụng vừa là áo ấm vừa chống nước, các hãng sản xuất trang phục thể thao và dã ngoại như Northface, Eastpak, Columbia,…đều có loại áo này. Lưu ý là phải có cả quần chống nước nếu bạn dùng loại áo khoác này chống mưa. Nếu không có áo mưa bộ như trên thì có thể dung loại áo mưa trùm kín người để che được balo sau lưng. Tuy nhiên nếu mặc áo mưa này thi khó di chuyển hơn.
3. Balo: tốt nhất là balo chống nước hoặc có áo mưa trùm balo đi kèm. Dung tích tùy thuộc vào độ dài hành trình và số lượng đồ dùng mang theo
4. Túi cứu thương cá nhân: loại cơ bản dùng cho cá nhân có kích thước nhỏ gọn. Các loại thuốc và dụng cụ y tế cần có bao gồm:
+ Thuốc giảm sốt
+ Thuốc tiêu chảy
+ Thuốc bôi chống côn trùng đốt
+ Thuốc sát trùng
+ Dầu nóng/dầu gió
+ Băng ego các cỡ
+ Bông y tế
+ Kéo y tế
+ Băng dính y tế
+ Gạc tiệt trùng
+ Băng co dãn (dành cho trường hợp bị bong gân).
Lưu ý: tất cả các loại thuốc và dụng cụ y tế cần phải để trong túi nilon bên trong túi cứ thương để tránh nước ngấm vào.
5. Đèn pin: nên mua loại đèn pin nhỏ và có khả năng chống nước. Đèn pin to sẽ làm cho hành lý của bạn năng hơn. Lưu ý: nên có khoảng it nhất 1 đôi pin dự phòng cho mỗi ngày leo núi.
6. Dao/dụng cụ đa năng: một con dao nhíp nhỏ hoặc một bộ dụng cụ đa năng sẽ là rất cần thiết khi bạn leo núi và cắm trại qua đêm. Tuy nhiên không nên mang thứ quá to và nặng.
7. Quần áo: Vì thời tiết trên Phansipang luôn lạnh nên cần phải có áo khoác ấm và tốt nhất là loại chống nước. Trên thị trường hiên có loại áo sử dụng công nghệ Gotex chống nước và rất ấm nhưng vẫn thoáng khí (breathable). Dưới đây là gợi ý cho số lượng quần áo mang theo tùy thuộc vào số ngày leo núi:
2 ngày: 1 áo khoác ấm (jacket), 1 áo bó cao cổ bằng nỉ hoặc len, 2 quần dài (tốt nhất là chất liệu gotex), 2 áo lót cộc tay hoặc dài tay, 2 quần lót.
3-4 ngày: 1 áo khoác ấm (jacket), 1 áo bó sát cao cổ bằng nỉ hoặc len, 3 quần dài (tốt nhất là chất liệu gotex), 3 áo lót cộc tay hoặc dài tay, 3 quần lót.
Lưu ý: Các phượt thủ là nữ có thể điều chỉnh số lượng quần lót và áo lót phù hợp với yêu cầu vệ sinh cá nhân của mình.
Vào thời điểm lạnh nhất cần mang theo cả quần bó sát mặc bên trong (loại Dệt Kim Đông Xuân vẫn bán), mũ len trùm tai và găng tay dày.

https://quannetkysibongdem.forumvi.com


Admin
Admin

Admin

Cẩn thận khi leo Phanxipang
Leo Phanxipang, ngọn núi cao nhất Đông Dương, đã trở thành thách thức thu hút nhiều bạn trẻ, nhưng hành trình này cũng ẩn chứa nhiều nguy hiểm…
Vụ một sinh viên ĐH Mỹ thuật công nghiệp Hà Nội mất tích từ ngày 12.7 sau khi leo lên đỉnh Phanxipang đang gây chú ý dư luận những ngày qua.
Trên khắp các trang mạng xã hội, xuất hiện vô số những lời chia sẻ. Bạn Dolong viết: “Thật buồn khi đọc tin này, đây cũng là một bài học kinh nghiệm cho những du khách hay cơ quan quản lý, khai thác du lịch. Cầu mong rằng em chỉ lạc đâu đó trong rừng và sẽ tìm được lối ra”.

[Du Lịch] Kinh nghiệm chinh phục đỉnh Phan-Xi-Păng Leo_Phan_d
Đường đi nguy hiểm lên Phanxipang - Ảnh: Ngọc An
Còn chị Minh Ngọc (28 tuổi, nhà ở Q.Đống Đa, TP.Hà Nội), người vừa trở về sau chuyến chinh phục "nóc nhà Đông Dương" nhớ lại: “Chúng tôi tìm trên các diễn đàn phượt, du lịch để đăng ký đi theo nhóm. Chi phí của chuyến đi là 2,6 triệu đồng, gồm đi lại, ăn uống, găng tay, tất chống vắt, áo mưa, tiều thuê lều bạt, túi ngủ, thuê người khuân vác (porter)… Trưa hôm sau, sau khi “lên đỉnh” thì mạnh ai người nấy xuống núi, không còn porter hay ai giám sát, quản lý nữa. Thấy vậy tôi phải rủ nhập vào một nhóm 3 người khác để xuống núi cho yên tâm nhưng đến đoạn đường lầy, chúng tôi không còn nhận thấy dấu chân để bám theo nữa. May thay, một porter khác đoàn của chúng tôi đã phát hiện ra và chỉ cho đường xuống núi, nếu không thì chúng tôi đã lạc trong khi trời đã sắp tối”.
Tuy nhiên, không phải porter nào cũng tốt, từng có chuyện một số người phục vụ này đã bỏ khách lại phía sau để lấy luôn đồ thuê gùi. Đó thường là những vật dụng đắt tiền như máy ảnh, điện thoại vốn được khách dùng thường xuyên khi đi lên, nhưng lại đưa cho porter gùi xuống núi khi đã mệt và hết hào hứng gọi điện, chụp ảnh.
Các chuyến leo Phanxipang thường do các đơn vị lữ hành bán tour hoặc các nhóm bạn trẻ ưa mạo hiểm tự đứng ra tổ chức.
Bà Nguyễn Thị Thúy, quản lý một công ty du lịch có trụ sở ở phố Mã Mây (Q.Hoàn Kiếm, TP.Hà Nội) cho biết người “leo Phan” luôn cần hướng dẫn viên bản địa gùi đồ. Theo đó, các đơn vị lữ hành thường thuê được porter chuyên nghiệp hơn, nếu đoàn lớn thì có cả nhân viên y tế đi kèm. Ngược lại, các nhóm bạn tự tổ chức thường thuê phải porter thời vụ, kinh nghiệm ít, dễ để xảy ra những sự cố không đáng có.
Vẫn theo bà Thúy, các công ty cũng sẽ kiểm tra tình trạng sức khỏe của du khách, ai không đủ thể lực thì không được leo.
Theo tìm hiểu của Thanh Niên, trên nhiều diễn đàn luôn có các lời rủ rê tham gia các cuộc “leo Phan”. Tuy nhiên, ông Nguyễn Xuân Ánh, giám đốc một công ty lữ hành cho rằng không nên vì vài trăm nghìn tiết kiệm mà mạo hiểm với cả tính mạng.
“Nên đi theo tour do Trung tâm du lịch vườn quốc gia tổ chức, còn nếu đi chui thì khi xảy ra sự cố sẽ không có ai đủ tư cách pháp lý để giải quyết hậu quả mà chỉ có du khách thiệt”, Trần Thu Hà, nhân viên ngân hàng tại Hà Nội, chia sẻ.



Được sửa bởi Admin ngày 7/4/2014, 12:28 am; sửa lần 1.

https://quannetkysibongdem.forumvi.com


Admin
Admin

Admin

Tổng hợp các kinh nghiệm đi Phanxipăng
Chinh phục đỉnh Phanxipăng là một trong những điều thú vị nhất đối với dân yêu thích du lịch. Tuy nhiên, không đơn giản là một chuyến đi chơi, bạn sẽ cần chuẩn bị rất nhiều thứ nếu không muốn chuyến đi của mình gặp phải những trục trặc không đáng có. Lấy xuất phát điểm từ Hà Nội, bạn sẽ phải chuẩn bị cho mình những thứ sau đây:
[Du Lịch] Kinh nghiệm chinh phục đỉnh Phan-Xi-Păng Phanxipang



1 - Giầy tốt nhất là giầy bộ đội ko nên đi giầy thể thao hay giầy da; tất chống vắt. (Mua ở đường LêDuẩn). 
2- Găng tay bảo hộ có gai cao su. Găng tay vải mua ở những cửa hàngbảo hộ lao động phố Yết Kiêu mang càng nhiều càng tốt vì chúng hỏng liên tục mànếu ko có rễ cây và những thứ bạn phải bám vào sẽ khiến bạn bị thương. - Nên cóđệm khớp cổ tay và mắt cá chân mua ở Trịnh Hoài Đức. 
3 - Đèn pin, dép lê lànhững vật dụng ko hề lặt vặt
4- Áo mưa nên chọn loại bộ quần áo, còn ba lô cóbọc riêng, loại áo mưa liền rất vướng và cơ thể dễ bị ướt. Trong trường hợp gặpmưa (Thường xuyên trên đỉnh fansi), nếu chọn đúng sẽ tiết kiệm rất nhiều sứclực.
5- Ba lô dùng loại chia nhiều ngăn, trong ngăn to phân loại đồ vào cáctúi lylon để bạn có thể nhớ khi cần không phải lục cả ba lô lên.
6 - Quần áogọn nhẹ, đơn giản.quần áo nên dùng loại quần hộp nhiều ngăn, túi để đặt đồ lặtvặt như khăn giấy, đồ trang điểm (he he...)kem chống nắng, máy ảnh...Riêng đồđiện tử ít dùng (chỉ dùng khi về chỗ nghỉ hoặc khi lên đỉnh gọi điện) thì đểtrong túi lylon phòng nước chảy vào.
7- Tất lylon chống nước.Tất dài (4-5cái).nên giữ một đôi tất sạch để giữ ấm chân khi ngủ.
8- Giấy vệ sinh, khănướt dùng nhiều (vì phần lớn chuyến đi 4 ngày 3 đêm là trong rừng, vệ sinh cánhân tại chỗ ít ng` đủ can đảm tắm suối vì nước lạnh và sợ ko an toàn).
9. Mũtai bèo, mũ bộ đội trùm tai (Chống côn trùng trên cây & rắn trên cây)
10-Tấm trải chống thấm nước.
11. Thuốc kháng sinh, thuốc đau bụng, cảm cúm, dầugió, dầu xoa bóp, C sủi, bông băng, urgo, deep heat, thuốc nhỏ mắt, nhỏ mũi
Thứ khác:
- Giấy vệ sinh cho cả đoàn, xà phòng, dầu gội đầu, dao ríp, bậtlửa, áo mưa, túi nilon, máy ảnh, pin, sạc pin, dép lê nhẹ ( buổi tối, hoặc giầyướt). Kem đánh răng, bàn chải,Khăn mặt , đèn pin.Dầu cao, dầu gió, thuốc khángsinh, thuôc cảm, đau bụng, sát trùng, băng urgo, salon gel chống mỏi cơ
Không nên: 
- Mang balô quá to so vớingười.
- Quá nặng
- Không nên ăn bánh kẹo vì sẽ rất khát nước
- Khôngnên ăn kẹo cao su vì gây mệt (chỉ dùng để ăn vệ sinh sinh răng miệng vào buổisáng thay đánh răng) 
- Mang quá nhiều quần áo và đồ ăn

Hành trang mang theo là rất quan trọng. Cần phân sẵn ở nhà 2nhóm hành trang:

a. Tự mang : Thông thường khi leo núi rất nóng nhưng khidừng là lạnh, vì vậy ngoài trang phục mang trên người thì cần mang theo ( càngít càng tốt, nhưng phải có):

-1 chai nước 0.5 lít pha muối nhạt, chanh vàđường gluco. Mỗi lần uống chỉ một ngụm nhỏ và ngậm ở cổ họng trước khinuốt.

- Áo khoác nhẹ nhưng thật ấm. Mỗi lần dừng nghỉ là khoác ngay vàokhông nhiễm lạnh.

- Thuốc lặt vặt: dầu trường sơn, thuốc đau bụng, sáttrùng, urgo. iv. Salon gel chống mỏi cơ: Salon gel tốt hơn deep heat vì tác dụngnhanh hơn v. Áo mưa loại tốt.

- Đồ ăn: 100 gr chocolate, 100 gr ruốc.vii. Ba lô: Nhóm đồ tự mang nên sử dụng ba lô nhỏ vừa vặn, ba lô này cần chốngnước nhưng nhẹ, có dây cài ở bụng. Khi leo núi thì việc thắt dây cho chặt làmcho ba lô ôm sát lưng không lủng lẳng giúp bạn an toàn và đỡ tốn sức rất nhiều.Tổng khối lượng tự mang không nên quá 5 Kg . Lưu ý cả máy ảnh, máy quay phim…cũng là những khối lượng rất nặng.

b. Khuân vác mang: Tất cả phần còn lạinên để khuân vác mang, Lưu ý là không nên mang quá nhiều. Tổng khối lượng mangtheo không quá 10 Kg. Những đồ do khuân vác mang nên gói kỹ trong các túi nilong dày và dai — túi ni lon siêu thị - ở ngoài có ghi tên cá nhân và những thứbên trong.

c. Trang phục: Chuẩn bị những trang phục sau là cực kỳ quantrọng có thể ảnh hưởng đến chuyến đi:

- Giầy: tốt nhất là giày bộ đội vảicao cổ: mềm, bám chắc, bền. không đau chân. Mua ở Lê Duẩn ( ga Hà nội ) khi muanhớ nhắc người bán là mua loại cấp phát: khi bẻ gập đế cao su thì đế đàn hồi rấttốt. (vì còn một loại khác - kế hoạch 3 - loại này chỉ đi vài lần là hỏng, gãyđế). Giá 30.000 đ / đôi.

- Tất: ngoài mỗi ngày 1 đôi tất, nên mang thêmmột đôi tất chống vắt của bộ đội, dày và ấm đến tận đầu gối, khi ngủ rất ấmchân. Lưu ý khi mua tất và giày thì phải đi thử cả hai vì tất này rất dày, nếumua giầy đúng số chân mình thì đi rất chật. giá 10.000 / đôi.

- Bọc khớpmắt cá và bọc đầu gối: hai cái bọc chân này đảm bảo không bị chấn thương khi vachạm, đồng thời khi xuống núi nó giữ cho khớp xoay đúng vị trí, tránh trẹo khớp.Mua ở Trịnh Hoài Đức.

- Quần: Quần rộng ống, ở gấu có dây buộc túm chogọn gàng. Quần chỉ cần mang 2 cái cho cả đợt.

- Áo: Khi leo thì nên mặcáo thun thấm mồ hôi dài tay. Khi dừng nghỉ thì khoác áo ấm tránh gió.

-Găng tay: Găng tay cực kỳ quan trọng, giúp chúng ta thoải mái bám víu vào mọinơi. Không nên dùng găng tay da, hơi cứng. Găng tay mua loại bảo hộ lao động dệtbằng vải sợi, có gai nhựa mặt trong, ở phố Yết Kiêu, Giá 4 000 đ / đôi.

-Mũ: Có thể mua loại mũ của bộ đội biên phòng (có trùm kín tai cho ấm ), giá 8000 đ .

- Ngoài ra mỗi người cần đeo một cái còi ở trên cổ ( 24/24 ) đềphòng lúc cần báo động ( như bị tai nạn, cần trợ giúp.. )

https://quannetkysibongdem.forumvi.com


Admin
Admin

Admin

Kinh nghiệm chinh phục đỉnh Phan Xi Păng
Xin nói trước là chuyện chinh phục đỉnh Fansipan không "xoàng" tí nào cả. Có đủ cung bậc của một chuyến chinh phục thật sự: sự gian khổ, nguy hiểm, tính khắc nghiệt của thời tiết... So với Phú Sĩ, đỉnh núi cao nhất nước Nhật, đỉnh Fansipan "nhà ta" chỉ kém có khoảng 600m chiều cao, nhưng lại hiểm trở hơn nhiều do có nhiều đèo cao dốc đứng 
 
Ba "thực đơn" cho nhà thám hiểm 
Có ba con đường tương ứng với ba độ khó để leo lên đỉnh Fansipan. Một cái "tua" 2-3 ngày với mức độ "phụ nữ mặc váy cũng có thể đi đến đỉnh" như có người đã nhận định, là đi theo con đường từ Trạm Tôn lên đỉnh rồi lại quay về đường cũ, cấp độ được cho là "dễ thở" hơn cả. Một số công ty du lịch gần đây thường quảng bá cho hành trình này với các tên gọi như "Tour lên đỉnh Fansipan dành cho U50" hay "Fansipan dành cho mọi người". 
 
Thực chất thì hành trình này cũng không quá dễ cho những người không thường xuyên luyện tập thể thao. Ở Trạm Tôn, nay là cổng vườn quốc gia Hoàng Liên, cao 1.934m so với mặt nước biển, phải mất một ngày mới có thể lên đến một trạm nghỉ ở độ cao 2.828m. Sang ngày hôm sau là chuyến chinh phục đỉnh Fansipan ở độ cao 3.143m rồi quay về lại Trạm Tôn. Hơn tám cây số đường rừng núi là không phải "dễ nuốt". Ít đèo dốc hiểm trở, nhưng cảnh vật đơn điệu vì du khách chỉ được nhìn ngắm cảnh ngút ngàn là rừng trúc.
 
Hành trình bốn ngày gian khó hơn là đi theo đường "sống lưng" của dãy Hoàng Liên Sơn chinh phục đỉnh Fansipan theo lối đi từ Trạm Tôn rồi quay về thung lũng Mường Hoa, suối Cát Cát, theo sườn đông của dãy Hoàng Liên. Hành trình dài 19,5km với cảnh vật được mở ra thêm những rừng đỗ quyên, rừng tùng, rừng thảo quả bạt ngàn mê mỏi. Thế nhưng, lộ trình của chuyến hạ sơn không đơn giản chút nào vì thường là len theo những con suối, vách đá men bờ vực với những tảng đá rêu phong trơn trượt. Nếu muốn tăng cường "cảm giác mạnh" hơn nữa thì đi theo lộ trình ngược lại, nghĩa là xuất phát từ Cát Cát rồi về Trạm Tôn. Nhiều du khách khi đi theo lộ trình này đã phải oà khóc nức nở như được "hồi sinh" khi đặt chân lên tới đỉnh.
 
Một hành trình mà theo các hướng dẫn viên leo núi kỳ cựu ở đây chỉ có khách Tây dám thực hiện, đó là đi trong 6 ngày từ Dốc Mít, Bình Lư, lên đến đỉnh. Đây là lộ trình rất nguy hiểm, chỉ có dân leo núi chuyên nghiệp với những trang bị cần thiết mới có thể chinh phục được.
 
Mùa đẹp cho chuyến đi
Cũng như núi Phú Sĩ, Fansipan không phải mùa nào trong năm cũng có thể chinh phục được. Chuyện leo núi vốn tối kỵ là trời mưa rào, nên mùa mưa không được ai chọn. "Mùa đẹp" để chinh phục là mùa khô, từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau.
 
Thế nhưng, không phải ngày nào trong khoảng thời gian này cũng có thể leo núi. Thời tiết vùng này "đỏng đảnh" không kém gì những cô gái mới lớn. Có những ngày khô hanh, gió khô thổi từ sườn tây dãy Hoàng Liên Sơn, những ngọn gió mà người ta thường gọi là gió Ô Quy Hồ, khô nóng không thua gì gió Lào. Với những trận gió này, đã từng có những du khách leo núi mà trên người chỉ mặc độc nhất... chiếc quần lót! Thời tiết này rất nguy hiểm cho du khách vì dễ xảy ra nạn cháy rừng. Mà rừng thì bạt ngàn là rừng trúc lùn, khi đã cháy thì khó mà dập tắt. Những lớp mùn rất dày do lá cây lâu ngày rơi rụng tích tụ, không phân huỷ được do thời tiết, cũng sẽ tạo nên những đám cháy ngầm như những trận cháy trong rừng tràm của vùng U Minh trước đây.
 
Thời tiết đẹp nhất cho chuyến đi chính là một đợt "nghỉ ngơi" giữa hai trận gió mùa Đông bắc. Gió mùa Đông bắc, sau khi thổi xuống Hà Nội, lại ngược lên, men theo sườn đông của dãy Hoàng Liên Sơn mà lên Fansipan, mang theo những luồng không khí lạnh và những trận mưa. Không chỉ là sương mà có cả những trận mưa rào, mưa đá. Nhiệt độ có lúc xuống dưới 0 độ là nước đóng băng. Thời tiết rất lạnh và những trận mưa rào sẽ làm ngập nước những con suối, mà đường đi phần lớn men theo các con suối. Thường du khách nên dự trù thời gian cho chuyến đăng sơn của mình dôi ra vài ngày để dự phòng cho sự thất thường của thời tiết, có thể hoãn lại chuyến đi chờ lúc thời tiết tốt. Đã có những chuyến đi phải bị bỏ dở vì những cơn gió mùa Đông bắc bất ngờ ập về.
 
Khoảng thời gian lý tưởng để thưởng lãm Fansipan chính là tháng 2. Khi đó, mưa giảm, ít lạnh, hoa đỗ quyên nở rộ. Trời trong xanh, có nắng, mây la đà xuống thấp, cảm giác như được "đằng vân" bay bổng. Một ngày nắng "trên đỉnh phù vân" là điều biết bao nhiêu người từng ao ước khi chinh phục Fansipan.
 
Khát vọng chinh phục
Đa số những người từng đặt chân lên đến Fansipan đều vỡ oà cảm xúc. Có người thì hét thật to, có người nhảy cẫng lên vì sung sướng, có người oà khóc, có người ôm hôn thắm thiết khối tháp cột mốc đỉnh như thể ôm hôn một cột mốc mới của cuộc đời mình. Thế nhưng theo con số thống kê của trạm kiểm lâm vườn quốc gia Hoàng Liên, mỗi tháng trong mùa leo núi, chỉ có khoảng 600 - 1.000 du khách đến với ngọn núi này. 
 
Hầu như chẳng có ai tự mình tìm đường lên tới đỉnh mà đều phải nhờ đến sự hỗ trợ của các công ty du lịch cho việc ăn, ngủ, khuân vác đồ đạc. Tuy nhiên, vì là "tua" xương xẩu, nên thường các công ty cũng ngại đưa khách lên đỉnh. Đa số các "tua" đưa lên đỉnh Fansipan thường phải kèm theo các chuyến đi thăm các bản làng người dân tộc thiểu số miền Tây Bắc, như dạng bán bia kèm mồi thời bao cấp.
 
Gian khổ, khó khăn, nhưng đó mới chính là yếu tố làm nên sự hấp dẫn của một chuyến đi. Và Fansipan vẫn sừng sững như một lời thách đố đối với những người mang nhiều khát vọng chinh phục.
Theo vietnamteambuilding.com 

https://quannetkysibongdem.forumvi.com


Admin
Admin

Admin

Nhật ký leo Fansipan của dân phượt 


Với chúng tôi, leo Fansipan không chỉ là sức khỏe, độ dẻo dai mà quan trọng hơn cả là ý chí vượt qua thử thách để đạt đến thứ mình muốn.
Dự định về một chuyến chinh phục nóc nhà Đông Dương trước tuổi già ấp ủ từ lâu nhưng cứ bận bịu với lịch ăn chơi dày đặc, rốt cuộc cách đây gần một năm, sau khi tranh thủ xem những ngày nghỉ lễ trong năm và nhân lúc giá vé máy bay book sớm được rẻ, vậy là tôi quyết định rủ cả nhóm dành dịp lễ 30/4 và 1/5 để leo Fansipan.
Biết là đi dịp lễ sẽ đông đúc, chật chội và đắt đỏ… nhưng cả nhóm đành phải chấp nhận bởi được cái này thì mất cái kia, cuộc sống vốn dĩ cho ai tất cả mọi thứ bao giờ. Và lại, cả nhóm đều nghĩ rằng lễ lộc người ta đi chơi thư giãn là chính chứ cũng không nhiều người thích hành xác giống mình nên cứ vậy mà book tour leo núi rồi "quất" tới luôn.
Lịch trình của nhóm vạch ra là bay ra Hà Nội, chơi đến tối lên tàu ngủ, sáng sớm hôm sau tới Lào Cai đi xe lên Sapa. Từ Sapa, tour leo núi sẽ bắt đầu và sẽ nghỉ trên núi 2 đêm sau đó về lại Sapa rồi xuống Lào Cai để lên tàu ngủ, sáng kế tiếp đến Hà Nội rồi chờ đáp chuyến bay trưa về lại TP HCM.
Vậy là trưa thứ bảy, hơn chục đứa “khoái được hành xác” vác ba lô ra phi trường để đáp máy bay đến Hà Nội. Tới thủ đô là xế chiều, cả nhóm đón xe bus về khu phố cổ lang thang ăn uống, ngồi café chờ đến 9h tối lên tàu đi Lào Cai. Do không ngủ đêm ở khách sạn suốt chuyến nên cả nhóm book tàu nằm để ngủ được thẳng giấc. Ai nấy đều nghĩ đến chặng đường leo núi phía trước nên chẳng thèm thức để đánh bài mà đều lo ngủ. Lần đầu tiên nhóm đi chơi mà không đánh bài trên tàu, nhưng đó là điều cần thiết bởi phải dành sức lực cho chặng đường gian nan ở những ngọn núi xa kia.
Tàu đến Lao Cai trễ hơn lịch trình 1 tiếng đồng hồ, chẳng biết vì lý do gì nữa. Ra khỏi sân ga là xe của tour leo núi đón chúng tôi lên Sapa ngay và đến nơi là quá 8h sáng. Cả nhóm được bên tổ chức tour leo núi cho mượn phòng tắm để tắm rửa, vệ sinh cá nhân, sau đó đi ăn sáng và lại lên xe để đến Trạm Tôn, điểm xuất phát của chuyến đi theo lộ trình dễ nhất dành cho dân không chuyên.
Do sức lực của thành phần tham gia trong nhóm không đồng đều nên lịch trình ban đầu chúng tôi chọn là 3 ngày 2 đêm: leo từ Trạm Tôn lên điểm 2.200m ăn trưa, sau đó tiếp tục leo đến điểm 2.800m nghỉ đêm. Hôm sau xuất phát đi lên đỉnh rồi quay về lại điểm 2.800m ăn trưa rồi xuống 2.200m nghỉ đêm và sáng hôm sau quay về Trạm Tôn nghỉ ngơi rồi lại lên tàu về Hà Nội. Tuy lịch ban đầu là vậy nhưng cuối cùng chúng tôi lại rút ngắn thời gian nghỉ ở đây còn 1 đêm, sau đó về Sapa ở 1 đêm, lý do vì sao thì tôi sẽ viết tiếp sau.
[Du Lịch] Kinh nghiệm chinh phục đỉnh Phan-Xi-Păng Fansipan2-324214-1371620735_600x0
Đỉnh Fansipan là thử thách ngày càng nhiều người trẻ muốn chinh phục.
Đoạn đường của chặng đầu tiên khá dễ, nói là dễ vì đường đi không mấy dốc hoặc có dốc nhưng không khó leo và tôi nghĩ nó như là đoạn đường mở ra để dụ người ta leo Fan vậy. Chặng này đi qua những con suối, những tán rừng xanh um với những cây cổ thụ to bám đầy rong rêu nơi gốc rễ. Lúc chúng tôi ở đoạn này trời có nắng nhẹ, vậy nhưng sương mù cũng bao phủ quá trời nhiều. Con suối mát chảy dài và những tán cây xanh ven suối cùng với những đám sương đặc kín càng làm cho cảnh rừng trưa thêm đẹp. Thi thoảng có những bụi tre xanh cao rũ xuống hay những cành cổ thụ xanh mướt là đà làm cho chúng tôi cảm giác không thấy chút mệt nào và cứ hào hứng mà đi đến trạm nghỉ 2.200m độ cao.
Do leo trễ nên đến 1h chiều chúng tôi mới đến trạm 2.200m. Bữa trưa đơn giản giữa núi rừng chỉ là nắm cơm vắt, gà nướng, trứng gà luộc… Vậy mà ngon lành hết sẩy. Ăn để có sức mà đi, uống để khỏi thiếu nước nên ai cũng tranh thủ mà bỏ vào bụng những thứ cần thiết để chúng nuôi dưỡng cơ thể cho chặng đường dài phía trước. Ăn xong nghỉ ngơi một chút, cả nhóm lại bắt đầu vác balô lên đường tiếp tục cho một chặng đường gian nan đến điểm dừng 2.800m độ cao.
Trời nơi núi rừng nắng mưa bất chợt lắm, chúng tôi bắt đầu thấy nhún lạnh bởi những cơn mưa lún phún bắt đầu rơi sau khi qua một đoạn dài có nắng vàng, trời xanh thăm thẳm. Dù đi qua công ty tổ chức leo núi, họ lo cho túi ngủ, đồ ăn… nhưng ai cũng mang theo những đồ dùng cá nhân riêng trong balô của mình. Có leo rồi mới thấy khi leo núi, 100 gram nếu vứt bỏ đi được cũng sẽ bỏ đi vì cứ càng nhẹ càng tốt. Và đoạn đường gian nan đã bắt đầu xuất hiện, những cái dốc cao kinh khủng mà chẳng có đường leo, chỉ có những cục đá nằm lên nhau buộc người leo phải tự tìm điểm bám víu để đưa cơ thể lên hoặc xuống đã làm những người nghiệp dư đi leo núi như chúng tôi hết sức nhọc. Cái balô tôi mang vì ham hố, đem theo quá nhiều vật dụng cá nhân như máy chụp hình, pin dự phòng, đèn pin, chăn cá nhân, gối… tổng cộng hơn 7 kg đã trở thành gánh nặng trên vai mình. Có thể nhờ người vận chuyển vác với giá 150.000 đồng nhưng tôi không vì tiếc tiền đó mà là muốn mình tự vác nên đã để nó trên vai suốt quãng đường dài cho đến khi lên đỉnh và lúc leo xuống điểm xuất phát luôn. Nỗ lực, hít thở đều, nghĩ đến điểm 2.800m gần kề, chúng tôi cuối cùng cũng đã vượt qua mấy ngọn đồi với con đường cheo leo đầy dốc cao, lắm sình lầy do mưa nặng hạt, để rồi đến trạm 2.800m ăn tối và nghỉ đêm lúc đồi núi xung quanh đã bị bóng tối bao trùm.
Tùy vào sức lực mỗi người nên chúng tôi chia thành các tốp tới điểm dừng khác nhau. Tôi và hai người nữa luôn nằm trong tốp đầu tiên cán đích. Trời bắt đầu rơi nặng hạt. Cả đám trú đêm trong cái lều dài dựng dã chiến dưới chân núi. Mỗi người một túi ngủ, một cuộn giấy vệ sinh, muốn đi nặng nhẹ gì thì cứ tìm bụi chui vào mà giải quyết. Cái lều thấp tè, mấy chục con người chen chúc như cá mòi xếp lớp, ăn cũng ở đó, ngủ cũng chính tại nơi vừa ăn. Trời cứ mưa rơi lộp độp trên đầu, gió cứ từng cơn rít ngoài kia, màn đêm thì bao trùm, sình lầy nhão nhẹt xung quanh, nhiệt độ xuống lạnh tê tái. Ăn bữa tối rất đạm bạc cũng phải ráng mà nuốt vào cho có sức để ngày mai vào sáng sớm, cả bọn sẽ leo tiếp lên đỉnh để chinh phục ngọn núi cao nhất Đông Dương.
Chưa bao giờ tôi bị ở bẩn như vậy và hôm ấy là lần đầu rơi vào cảnh ấy. Ăn tối xong cũng không có nước đánh răng vì nước trong chai để dành mà uống chứ đánh răng phí quá. Muốn qua chỗ cái hồ chứa nước suối ở láng kia thì phải qua một bãi sình nhão nhẹt trên mắt cá mới được, mà nước thì lạnh như nước đá, vậy nên ăn xong, ráng mò ra ngoài lều đội mưa hứng gió mà tranh thủ xách đèn pin đi tè một phát rồi nhanh chóng vào lại lều, chui trong cái túi ngủ chắc cả năm chưa giặt mùi ẩm mốc kia, cố mà chợp mắt để sáng hôm sau dậy lên đỉnh Fansipan.
Mưa cứ rả rích từng đợt, gió thì cứ gào thét ngoài kia rít lên từng cơn cả đêm làm lều trại rung lên bần bật. Cả đám phải cố gắng mà ngủ, cứ chợp mắt được bao nhiêu thì hay bấy nhiêu để lấy sức ngày mai mà “lên đỉnh”.
[Du Lịch] Kinh nghiệm chinh phục đỉnh Phan-Xi-Păng Fansipan9-479758-1371620764_600x0
Lều dã chiến dựng ở chân núi để ăn uống và nghỉ đêm.
Có lẽ lần ở bẩn nhất tại điểm 2.800m ấy sẽ không bao giờ phai nhạt trong trí nhớ của cả nhóm. Leo cả ngày quần áo lấm lem bùn đất, mồ hôi ra rít rịt, ăn uống ngay trên chỗ mình ngủ, ăn xong không súc miệng đánh răng mà vẫn để y vậy trùm chăn mà ngủ. Kinh hơn là sáng ra tờ mờ đã bị bát mỳ gói đưa ngay trước mặt bắt phải ăn sáng để kịp giờ leo núi. Vậy là phải đánh răng súc miệng bằng bát mỳ, rửa mặt bằng miếng khăn giấy ướt. Rồi chưa kể chuyện mùi khó chịu từ các đôi vớ của mấy anh chàng khuôn vác chui vào lều dọn dẹp chén đĩa sau khi ăn khiến cả trại muốn phát ói, hay kinh dị hơn là mùi trong cơ thể chui ra sau cả ngày toàn nạp vào mà không cho ra. Nói chung là rất dễ sợ. Giờ ngồi đây viết lại và nghĩ tới mà tự phục mình, phục không phải vì mình đã leo được lên đỉnh Fansipan mà là phục sao mình đã ở bẩn kinh dị như vậy!
Sau khi "súc miệng" xong bằng bát mỳ gói, chúng tôi lại trùm quần áo lạnh, áo mưa, đi tất ni lông vào và mang ba lô tiếp tục leo chặng đường còn lại để lên đỉnh. Trời sớm mai ở núi cao đã lạnh rồi lại còn mưa tầm tã nữa mới xui xẻo cho cả nhóm chứ. Mưa cả đêm hôm qua như chưa đã, sáng nay trời lại tiếp tục dội những đợt nước lạnh tanh như đá xuống những con người nghỉ lễ nằm banh càng coi phim ở nhà không sướng mà lại ham hố đi hành xác nơi chốn núi rừng. Trên đầu thì nước mưa, dưới chân thì sình lầy, dốc đá trơn trượt, những thử thách ấy đã thêm vào để chuyến đi thêm gian nan và khổ cực hơn. Lên dốc, xuống dốc, hết trèo rồi bò, gặp những người đi lên đỉnh từ 3 - 4h sáng quay về, hỏi ai cũng bảo chỉ còn 20 phút nữa, cố lên. Cứ đi hết 20 phút rồi hỏi người khác cũng nghe câu trả lời y chang vậy, mãi rồi thành ra quen luôn. Khi chúng tôi đã leo lên đỉnh, lúc trở xuống lại gặp những người đi lên hỏi còn bao xa nữa, chúng tôi cũng bắt chước những người đi trước mà trả lời dối trá "còn 20 phút nữa" để họ cảm thấy quãng đường họ còn gần mà cố leo tiếp lên.
Sau hơn 2 tiếng đội mưa đạp bùn từ trạm 2.800m, hơn 9h sáng tôi cùng hai người bạn trong tốp đầu đã chạm đến đỉnh Fansipan. Cảm giác mình vượt quảng đường dài để lên đến đỉnh đã xua tan đi cái mệt nhọc của chặng đường đã qua. Ba anh em hét to và nhờ chụp vài tấm hình kỷ niệm cùng với cột mốc của đỉnh trong cái lạnh tê tái của núi cao, của mưa rừng lất phất và của gió mạnh bay thốc vào như muốn cuốn chúng tôi đi. Trên đỉnh lúc đó thật lạnh. Tóc tôi bắt đầu có những giọt sương giá bám vào thành hạt. Trời lạnh kinh khủng đến nỗi tôi không thể cởi áo khoác ra để chụp hình với chiếc áo đỏ chuẩn bị mặc sẵn vào rồi. Hai hàm răng đánh vào nhau lập cập, cầm máy hình mà run không chụp nổi. Mây mù và sương giá kéo sà thấp che kín khung cảnh xung quanh chẳng cho chúng tôi nhìn thấy được quang cảnh hùng vĩ bên dưới từ đỉnh cao gì cả. Nhưng vậy cũng vui rồi vì mình nghiệp dư, mang tiếng là còi vậy mà đã leo được lên đến nóc nhà Đông Dương rồi thì còn gì bằng chứ nhỉ? Cố hứng thêm cái lạnh chút nữa để chen nhau ngắm đỉnh của ngọn núi cao nhất vùng Đông Dương và sau đó thay đôi tất khô, chỉnh trang lại quần áo, ba lô để bắt đầu xuống núi.
Sau đêm ngủ lại chẳng được bao nhiêu ở trạm 2.800m, tôi đã thay đổi ý định là sẽ không ở lại thêm đêm kế tiếp ở trạm 2.200m như dự định ban đầu nữa mà sẽ xuống luôn dù biết sẽ rất mệt lắm đây vì phải leo xuống liên tục 8h đồng hồ để về lại Trạm Tôn. Nửa đường xuống tôi gặp những người trong tốp 2 của nhóm và bàn như vậy, tưởng bị từ chối nhưng không ngờ ai cũng cùng chung ý với tôi là sẽ leo xuống, không ở lại thêm đêm thứ hai bởi ai cũng ớn với cảnh dơ bẩn và ngủ không được của đêm hôm rồi. Vậy là bắt đầu chúng tôi từ từ xuống núi. Đi lên đã cực, đi xuống lúc trời mưa trơn trượt lại càng khổ hơn. Trọng lượng cơ thể dồn hết vào mấy đầu ngón chân khi xuống làm cho 2 ngón chân cái tôi tê nhức và về đến Trạm Tôn là bầm tím 2 móng chân cái luôn! Đó là vết thương duy nhất trên cơ thể trong chuyến đi chinh phục đỉnh Fansipan còn in dấu lại, để rồi giờ đây khi nhìn xuống 2 ngón chân cái bị bầm tím móng là nhớ ngay đến chuyến đi hành xác của mình.
Xuống đến trạm 2.800m, chúng tôi ăn vội bữa trưa là tô cơm với miếng trứng chiên, sau đó lại tiếp tục vượt quãng đường rất nhiều dốc cao và trơn trượt của những tảng đá đầy rêu phủ để về trạm 2.200m mất hơn 3 tiếng đồng hồ. Dừng trạm 2.200m nghỉ một chút, uống nước lấy sức và lúc này trời đã tạnh mưa, đâu đó nơi sườn núi có nắng vàng lấp ló rồi nên cũng đỡ. Thế nên đoạn đường từ trạm 2.200m xuống đến điểm xuất phát là Trạm Tôn chúng tôi không gặp nhiều khó khăn về thời tiết, nhưng do sức đã cạn nên bước chân ngắn lại, hai ngón chân cái của tôi bắt đầu đau hơn do bầm, nhưng cũng phải cố mà lê bước, vượt qua những con dốc lên xuống, băng qua con suối mát rượi để rồi khi nghe được tiếng xe chạy ngoài phía xa kia, cả nhóm bắt đầu ré lên sung sướng vì đã sắp kết thúc hành trình.
Bò lên con dốc cuối, Trạm Tôn hiện ra trước mặt, mấy anh em nhảy cỡn lên vì sung sướng. Tôi thì tháo liền đôi giày ra để nhìn 2 ngón chân cái bầm tím của mình ra sao rồi vứt luôn đôi giày giải phóng cho đôi chân và ngồi uống nước chờ xe chở về Sapa ăn tối.
Sau đó hơn 1 tiếng, nhóm thứ hai của chúng tôi cũng về tới và khâm phục nhất là em gái yếu nhất trong nhóm, đã vượt rừng vào ban đêm cùng với người khuôn vác đi cùng về đích cuối cùng lúc 10h đêm. Quả là em có ý chí và tinh thần cao nhất. Hi vọng em vượt qua thử thách này rồi thì những thử thách khác trong cuộc sống em và mọi người sẽ vượt qua một cách nhẹ tênh thôi, phải không?
[Du Lịch] Kinh nghiệm chinh phục đỉnh Phan-Xi-Păng Fansipan1-645187-1371620784_600x0
Khi lên đến đỉnh Fansipan, cảm giác vui sướng xua tan sự mệt nhọc của quãng đường đã qua.
Khép lại chuyến đi Fansipan, tôi thấy mình có thêm những trải nghiệm mới và tự phục lấy bản thân mình đã vượt qua được quãng đường đèo dốc khó khăn như vậy. Tôi phục mình một thì phục cho các em chân yếu tay mềm trong nhóm gấp 10 lần bởi họ chỉ là những cô gái, chàng trai dân văn phòng hàng ngày chỉ biết máy tính, điện thoại chứ không phải trâu bò như mình. Nhưng rốt cuộc cũng đã vựơt qua được chặng đường khó khăn giữa thời tiết mưa lạnh như vậy. Có thể đối với những người khác, việc leo Fan chỉ là chuyện nhỏ, chỉ là bình thường nhưng với anh em chúng tôi, đó là thử thách lớn, là gian nan khó khăn và là quãng đường núi rừng kinh khủng nhất mà chúng tôi đã từng trải qua. Với chúng tôi, leo Fan không chỉ là sức khỏe, độ dẻo dai mà quan trọng hơn cả là ý chí vượt qua thử thách để đạt đến thứ mình muốn.
Ai đó còn trẻ, nếu muốn thử thách ý chí và sức dẻo dai của mình thì theo tôi, hãy leo Fan một lần trong đời để có những trải nghiệm thật đáng nhớ!
Đã có vô số kinh nghiệm của nhiều người leo núi chuyên nghiệp, riêng tôi có vài thứ xin chia sẻ đối với những người leo núi nghiệp dư:
- Trang phục: nên mang quần áo loại vải dù mỏng nhẹ, ấm, ít thấm nước và mau khô. Đoạn đầu leo chút sẽ nóng nên chỉ cần mặc gọn nhẹ, không cần mặc tùm lum ngay từ đầu mà có thể mang short, áo thun mỏng là được.
- Giày: nên mua giày lính bán ở chợ Dân Sinh chỉ 100.000 đồng/đôi chứ đừng phí giày xịn. Giày lính đi độ bám rất cao.
- Nên mang theo nhiều tất (tất vải loại dài và cả tất nilon chống thấm nước) cũng như bao tay để thay khi bị ướt vì thời tiết ở núi mưa nắng thất thường lắm.
- Nên leo theo chương trình 2 ngày 1 đêm là đủ vì ở thêm trên núi sẽ rất mệt và chán.
- Nên mang theo máy ảnh loại nhỏ gọn nhất cho nhẹ.
- Nhờ người khuân vác chặt cho một cây trúc nhỏ làm gậy để dễ leo hơn.
- Đèn pin, áo mưa, dầu gió, băng dán cá nhân, thuốc đau bụng, cảm... 
- Không cần mang theo đồ thay, chỉ cần một bộ trong người và thêm cái áo thun nữa cho 2 ngày 1 đêm là đủ rồi.
- Nên chịu tốn thêm chút đỉnh mà book qua công ty tổ chức tour leo núi để tránh việc mất công thuê khuân vác, mang theo lều trại, túi ngủ, thức ăn... vì nếu tự mang theo, cho dù mướn người khuân vác nhưng khi lên đến trạm nghỉ là tất cả đã mệt rồi, ai sẽ lo dựng trại cho? Ai sẽ lo dọn đồ ăn uống cho?...
- Chocolate, kẹo ngậm, nước tăng lực... luôn mang theo để cung cấp năng lượng cho cơ thể.
- Tinh thần là quan trọng nên cứ thoải mái từ từ mà leo, hít thở thật sâu, đừng nghỉ dọc đường quá nhiều.

https://quannetkysibongdem.forumvi.com


Admin
Admin

Admin

Chia sẻ 5 kinh nghiệm leo Phan-Xi-Păng


Chinh phục đỉnh Fansipan, chạm tay vào nóc nhà Đông Dương là thử thách mang đến nhiều sự phấn khích cho những người mê du lịch mạo hiểm. Tuy nhiên, trường hợp hy hữu của nam sinh viên Phạm Ngọc Anh mất tích trên Fansipan đến nay vẫn chưa rõ tung tích đã khiến giới phượt thủ xôn xao và trên các diễn đàn về du lịch, nhiều kinh nghiệm đã được chia sẻ để tránh trường hợp đáng tiếc như vậy xảy ra.
Không đi tách đoàn

Khi leo Fansipan, các bạn nên chú ý đi theo đoàn và người hướng dẫn, tuyệt đối không xé lẻ. Tùy thể lực mỗi người trong đoàn mà leo nhanh chậm khác nhau nhưng lúc nào trong một nhóm nhỏ cũng nên có ít nhất 2 người đi cùng nhau. Tránh trường hợp để một người đơn độc giữa núi rừng, đặc biệt là những người không có kinh nghiệm đi phượt. Mặt khác, một kinh nghiệm nhỏ đó là bạn nên mang theo dây ruy băng để đánh dấu lại những đoạn không chắc.

[Du Lịch] Kinh nghiệm chinh phục đỉnh Phan-Xi-Păng 1_1
Xử lý khi bị lạc đường

Theo lời của những phượt thủ từng leo Fansipan, trong quá trình chinh phục đỉnh núi, bạn có thể gặp rất nhiều đường mòn do người dân địa phương mở để đi, nằm ở đoạn lưng chừng núi hoặc ở dưới thấp và những con đường này không dẫn lên đỉnh hay xuống núi. Vì thế rất có thể bạn sẽ đi nhầm đường nếu không có người chỉ dẫn, đặc biệt là khi xuống với tâm lý chủ quan là đã nhớ đường rồi. Khi đi được một đoạn mà thấy đường lạ, khó đi thì bạn nên quay lại ngay. Nếu không xác định được phương hướng thì tốt nhất là không nên đi tiếp mà chờ người tới tìm. Một mặt để tránh việc tiêu hao năng lượng, tai nạn xảy ra, mặt khác để đội cứu hộ dễ khoanh vùng mất tích của bạn hơn. Quan trọng là bạn phải hết sức bình tĩnh và tập trung thì mới có khả năng tìm về đoàn được.

Thận trọng những đoạn đường nguy hiểm

Từ đỉnh Fansipan cao 3.143 m xuống trạm dừng chân 2.800 m, có một vài đoạn dài khoảng 5 - 10m là chỗ nguy hiểm nhất vì phải ôm sát men theo triền núi đứng để vòng qua với điểm tựa chỉ đặt vừa đủ một bàn chân mà thôi. Chỉ cần sơ sẩy một chút là có thể bị trượt chân ngã xuống vực thẳm. Vì thế, việc trang bị những kỹ năng leo núi trước khi chinh phục Fansipan là điều rất cần thiết. Trong trường hợp gặp dốc đứng, bạn men theo triền để tiến lên theo hình chữ Z, sử dụng thêm cả hai tay để hỗ trợ bằng cách bám vào đá, thân, rễ cây... Nhưng nhớ ướm thử độ chắc chắn của những vật mà bạn dùng làm điểm tựa.

[Du Lịch] Kinh nghiệm chinh phục đỉnh Phan-Xi-Păng 2_0

Lưu ý khi xuống núi, bạn cần cẩn thận, không nên đi quá nhanh vì rất dễ bị vấp ngã, lăn xuống dưới. Khi xuống dốc, hãy khom người và chùn đầu gối lại, giữ cho ba lô ổn định và cân đối trên lưng. Nếu đi thẳng người, trọng tâm ba lô sẽ nằm phía sau, khiến bạn dễ bị trượt ngã. Nếu dốc khá đứng, bạn xoay người lại đối diện với vách núi, sử dụng luôn cả hai tay để bám mà leo xuống.

Luôn mang theo những đồ dùng cần thiết

Những đồ dùng bất ly thân mà bạn luôn nhớ phải để trong ba lô của mình đó là đèn pin, thiết bị định vị GPS, điện thoại di động và một chút đồ ăn nhẹ để đề phòng khi tình huống xấu xảy ra, bạn vẫn có thể tìm cách xoay sở hoặc gọi người đến giúp. Những món đồ này đều gọn nhẹ, bạn hoàn toàn có thể tự mang. Không nên phụ thuộc và giao hết đồ đạc cho porter.

[Du Lịch] Kinh nghiệm chinh phục đỉnh Phan-Xi-Păng 3_0
[color]
Rèn luyện thể lực trước khi leo núi
Theo kinh nghiệm của dân phượt, để có đủ sức khỏe chinh phục thử thách mà không bị bỏ cuộc giữa chừng, yêu cầu đầu tiên cần phải có chính là thể lực. Bạn nên tập thể lực 1 - 2 tháng trước khi thực hiện chuyến leo Fansipan. Đầu tiên là khởi động kỹ các khớp, để tránh gây ra chấn thương lãng xẹt như khớp háng, đầu gối, mắt cá chân... Bước tiếp theo kết hợp đi bộ, leo cầu thang hoặc chạy trong thời gian ít nhất 1 giờ, tập khoác ba lô (nặng 5 kg) trên đường dốc... Các bài tập này nhằm đánh giá khả năng đi bộ của bạn và giúp bạn quen với việc vận động hơn.
[/color]
Theo ngoisao.net

https://quannetkysibongdem.forumvi.com


Admin
Admin

Admin

Kinh nghiệm đi phượt Fansipan (cá nhân) 


Kinh nghiệm cũng chỉ phù hợp với một số trường hợp mà thôi, không phải ai cũng dùng được.
Trước hết, tôi cũng là người quen với việc đi nhiều nơi rồi, nên có một số vấn đề với người khác có thể là khó khăn, thì với tôi không có phải lo lắm. Dù vậy cũng có một số điều đáng để viết ra đây, kẻo sau lại quên, hoặc có ai cần thì lôi lại cho dễ.

Kinh nghiệm đi phượt Fansipan (cá nhân) 
Kinh nghiệm cũng chỉ phù hợp với một số trường hợp mà thôi, không phải ai cũng dùng được.
Trước hết, tôi cũng là người quen với việc đi nhiều nơi rồi, nên có một số vấn đề với người khác có thể là khó khăn, thì với tôi không có phải lo lắm. Dù vậy cũng có một số điều đáng để viết ra đây, kẻo sau lại quên, hoặc có ai cần thì lôi lại cho dễ.
FANXIPAN

(Lào Cai - độ cao 650m)

[Du Lịch] Kinh nghiệm chinh phục đỉnh Phan-Xi-Păng Phanxipang
A. KHÁI QUÁT

Tỉnh Lào Cai là tỉnh miền núi, vùng cao. Phía Bắc giáp tỉnh Vân Nam - Trung Quốc, phía Nam giáp tỉnh Yên Bái, phía Ðông giáp tỉnh Hà Giang, phía Tây giáp tỉnh Sơn La, Lai Châu; cách thủ đô Hà Nội 340 km. S 8.057,08 km2, chiếm 2,45% tổng diện tích tự nhiên cả nước. Các đường giao thông quan trọng như đường quốc lộ Hà Nội - Lào Cai, Lào Cai - Lai Châu và tuyến đường sắt Hà Nội đi Lào Cai, Lào Cai đi Vân Nam (Trung Quốc). Hệ thống sông chính của tỉnh gồm sông Hồng bắt nguồn từ tỉnh Vân Nam Trung Quốc chảy qua tỉnh Yên Bái dài 120 km; sông Chảy bắt nguồn từ vùng núi Tây Côn Lĩnh (Trung Quốc) dài 124 km. Có 2 dãy núi lớn là dãy Hoàng Liên Sơn và dãy Con Voi. Dãy Hoàng Liên Sơn có nhiều đỉnh cao (Phan Xi Păng cao 3.143 m, Tả Giàng Phình cao 3.090 m so với mặt nước biển)

Mùa khô bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau; mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 9; mưa, bão tập trung vào các tháng 4 và tháng 9. Nhiệt độ trung bình hàng năm cao nhất 25 độ C, thấp nhất 12 độ C. Hàng năm có 04 tháng nhiệt độ trung bình 18 độ C; tần suất sương muối thường xảy ra vào mùa rét.

Trên địa bàn tỉnh có 27 dân tộc, đông nhất là dân tộc Kinh có 196.889 người, chiếm 33,12%; các dân tộc thiểu số như dân tộc Tày có 81.666 người, chiếm 13,74%; dân tộc Thái có 52.146 người, chiếm 8,77%; dân tộc Mông có 123.778 người, chiếm 20,82%; dân tộc Dao có 74.220 người, chiếm 12,48%; dân tộc Giáy có 24.672 người, chiếm 4,15%; dân tộc Nùng có 22.666 người, chiếm 3,81%; dân tộc khác chiếm 3,11%.

Fanxipan (3.143m), độ cao mơ ước của nhiều người yêu thích khám phá của thiên nhiên đa sắc màu và cảnh quan kỳ vĩ. Độ cao của những kỷ niệm không bao giờ quên trong các hành trình khám phá.

Núi Phanxipan nằm trong dãy núi Hoàng Liên Sơn, về phía Tây Nam thị trấn Sapa. Được ví là nóc nhà Việt Nam và của Đông Dương. Phanxipan là ngọn núi cao nhất trong dãy Hoàng Liên Sơn với độ cao 3.143m, chiều dài 280km từ Phong Thổ tới Hòa Bình, chiều ngang chân núi rộng nhất khoảng 75km, hẹp nhất laà45km. Gồm ba khối: Bạch Mộc Lương Tử, Phanxipan và Pú Luông. 



B. Tập luyện trước khi đi.

Rất nhiều người, nhiều nhóm đưa ra những bài tập thể lực, gồm đi bộ, chạy bộ, đi núi Nùng, hoặc mệt hơn nữa là leo Ba Vì để cho quen đi. Rất tốt, nhưng với người lười thì xa xỉ quá. Ngược lại có người chả tập gì cả, cũng là không nên.

Dẫu sao cũng không thể chủ quan, và vì thế, có một cách tập đơn giản, tốn ít thời gian hơn, và cũng đỡ được khá nhiều cho đôi chân. Chỉ gồm có 2 động tác chính và phải tập 1 - 2 tuần trước khi đi:

1. Đứng lên ngồi xuống:

- Đeo trên vai balô nặng khoảng 4kg, bằng trọng lượng sẽ phải mang khi đi Fan, có đai thắt chặt quanh bụng, đứng lên ngồi xuống liên tục cho đến khi chân mỏi nhừ ra không làm được nữa. Nghỉ một lúc, làm lại cho đến khi mỏi. Mỗi ngày chỉ mất 10 - 15 phút cho bài tập này.

- Lưu ý: khi đứng lên đồng thời kiễng trên đầu mũi chân, hít vào; khi ngồi xuống hạ gót chân sát đất, thở ra. Để giữ thăng bằng có thể đặt tay lên một chỗ cao ngang bụng như bàn ăn, tủ tường, mắt nhìn lên một vị trí cao hơn đầu. Tuyệt đối không dùng tay trợ giúp cho chân.

- Bài tập này có tác dụng phá cơ chân, trong khoảng 4-5 ngày đầu sau khi tập, cơ chân căng đến nỗi mỗi bước đi, lên xuống cầu thang đều rất đau. Nhưng đảm bảo khi leo núi không bị chuột rút, không lo đau chân. Bằng chứng là 4 ngày leo Fan, tớ thấy chân cẳng rất luôn bình thường, chẳng hề có cảm giác khác lạ.

- Lưu ý: phải tập sớm, trước ít nhất 10 ngày, để đến gần khi đi cơ chân đã hết đau, nếu tập muộn quá
cơ chân đau thì khó mà leo được.


2. Kiễng chân:

- Lấy một cuốn sách / tập sách, hay vật cứng gì đó cao khoảng 10cm, để cạnh tủ, bàn, kệ tivi. Đứng mũi chân lên đó, gót sát đất. Kiễng lên cao hết mức có thể, rồi hạ gót xuống gần sát đất, lại kiễng lên, liên tục cho đến khi mỏi không làm được nữa thì nghỉ một lúc rồi làm lại. Mỗi ngày cũng chỉ cần 5-10 phút.

- Lưu ý: có thể để tay lên vị trí thuận tiện để giữ thăng bằng, khi kiễng lên hít vào, hạ xuống thở ra. Có thể thay đổi vị trí chân: song song với nhau, gót quay ra ngoài, gót quay vào trong.

- Bài tập này khiến cho cơ ở gan bàn chân quen với việc đi bằng mũi, dễ cho việc leo lên, không bị chuột rút. Đồng thời việc xoay các tư thế chân giúp cho khi lên xuống dẫm lên các hòn đá nhỏ không bị trẹo chân, đau chân do tư thế không thẳng bàn chân.

[Du Lịch] Kinh nghiệm chinh phục đỉnh Phan-Xi-Păng Phanxipang-xomnui_vn
C. Hành trang mang theo


Cũng có quá nhiều bài viết, danh mục mà những nhóm đi đưa ra, rất chi tiết và đầy đủ, tuy vậy cũng viết lại ra đây, vì có đôi điều khác với mọi người, theo kinh nghiệm riêng tôi.

1. Balô.

Loại có quai đeo mềm, có dây thắt quanh bụng, để đi cho đỡ nặng, có túi cạnh để nước. Không nhất thiết loại chống nước, vì tốt nhất là có một túi nylon to bên trong, mọi đồ đều cho trong túi nylon đó, balô có ướt, bẩn cũng không sao. Khi đi quai balô nên kéo cao, để lực dồn lên vai, không kéo người về sau rất khó chịu.

2. Quần áo.

Do tôi là người rất ít mồ hôi, khi leo hầu như không bị ra mồ hôi bên trong, nên quần áo có lẽ rất thuận tiện. Để nhẹ và không phải nhờ porter mang hộ gì, tôi chỉ mặc 1 áo mayô bên trong cùng (cái này về sau rất có tác dụng trong việc dán miếng nhiệt), một áo đông xuân dài tay bên ngoài. Mang 1 áo khoác gió 1 lớp mỏng để khi đi đường mặc, tránh gió, đỡ nóng; một áo len có cổ để mặc buổi tối, khi cần thì gửi porter, đến tối mới lấy; một áo phao rất ấm và nhẹ, để mặc khi đứng lại bị rét. Áo phao tránh được nước thì tốt.
Quần thì mặc 1 đông xuân bên trong, do không bị mồ hôi nên cũng không cần thay. Bên ngoài mặc quần kaki rộng khi đi đường. Mang thêm 1 quần thể thao gió, chỉ mặc buổi tối, đi ngủ cho sạch sẽ.
Ngoài ra còn 1 bộ quần áo mưa, mặc khi bị mưa, hoặc đề phòng khi rét quá, mặc bộ quần áo mưa cũng không kém gì áo rét loại tốt.

3. Giầy tất găng

- Tốt nhất là giày chuyên dụng tránh được nước, giá khá đắt. Thông thường giày bộ đội là rất tốt rồi. Giày rộng hơn cỡ chân ít nhất 1 số. Tôi dùng loại giày bộ đội.
- Chuyến đi tôi chỉ dùng 4 đôi tất, cũng do chân không bị mồ hôi nên không thay tất. Tất gồm 1 đôi bình thường, 3 đôi loại dày tốt, cao cổ.
- Găng nên có 3 - 4 đôi loại bảo hộ có hạt nhựa, khá rẻ. Cần có một đôi găng nylon loại giống như để bốc thức ăn của hàng cơm.

4. Khăn mũ...

- 1 khăn loại nhẹ, quấn cổ khi đi nóng,
- 1 khăn len quấn cổ khi buổi tối lạnh.
- 1 mũ len có thể che tai
- 1 một mũ tai bèo thường xuyên đội khi đi trong rừng.
- ít nhất 1 đôi bó gót, 1 đôi bó gối.
- Giày nylon chống mưa cần có ít nhất 2 đôi.

Trong chuyến vừa rồi, tất chống vắt tôi không dùng, một số người khác dùng rất thường xuyên.

5. Đồ dùng khác

- 1 cốc nhựa nhỏ để pha cafe
- Khăn mặt, bàn chải, thuốc đánh răng, giấy vệ sinh, kem chống nẻ.
- băng salonpas, nên dùng deep heat để xoa hơn là salonpas, vì deep heat nóng, còn salonpas thì lạnh;
- miếng dán tạo nhiệt của Nhật, lưu ý dán cách da một lớp vải, dùng khi đi đường cho ấm bụng, lưng.
- 1 chai nước. Vì ít mồ hôi, mất ít nước, nên tôi chỉ cần mang 1 chai nhựa đựng nước loại 0,5 lít, còn người khác thường phải 2 chai.
- 1 đèn pin sáng. Không cần đèn vàng, đèn sáng trắng cũng ok.
Ngoài ra nhiều túi nylon to nhỏ để bỏ các đồ vào chống mưa ướt.

6. Đồ ăn mang theo

Cần nhất là đồ tạo năng lượng nhanh: chocolate 1 phong, bò cười 1 hộp, 2 thanh kẹo ngọt Alpeliber. Thêm đồ để uống: cafe tan, trà gừng.
Đường gluco, xách cho đoàn 1kg, nếu chỉ riêng mình thì 1/4 kg là đủ.
Kẹo caosu để dành thay
Hàng đống kẹo, lương khô khác mà đoàn mua, hoàn toàn không dùng đến.

 [Du Lịch] Kinh nghiệm chinh phục đỉnh Phan-Xi-Păng Phanxipang-xomnui_vn-2
D. Sắp xếp khi lên đường

1. Trong balô.

- 1 quần + áo mayô sạch
- Bộ quần áo mưa
- 1 chai nước 0,5 lít
- Tất, găng dự trữ, khăn len
- Chocolate, phomat, kẹo
- Đường gluco cho nhóm
- Cốc nhựa, khăn, bàn chải, thuốc chống vắt, kem chống nẻ
- Đèn pin nhỏ
Tất cả được cho vào 1 túi nylon rất to, đầu quấn vào sau chống mưa

2. Đồ gửi porter.

- 1 chiếc áo len
- Các bộ pin máy ảnh, pin đèn
Tất cả cho trong túi nylon bọc kín, rất nhỏ


3. Mặc trên người.


- Áo mayô bên trong, đông xuân dài tay ra ngoài
- Khoác áo gió mỏng ra ngoài
- Bên ngoài cùng là áo phao ấm. Đi 1 lúc nóng lên, sẽ cởi áo phao giắt vào quai balô, khi dừng lại lạnh sẽ lấy ra mặc luôn
- Quần đông xuân bên trong, quần kaki rộng thoáng bên ngoài.
- Quấn khăn mỏng quanh cổ
- Đội mũ len trùm tai, trên đội mũ tai bèo. Khi nóng bỏ mũ len vào trong balô
- Cổ đeo máy ảnh

4. Tay chân.

Chân rất quan trọng, phương thức đi tùy người. Dưới đây là cách tôi đi
- Trong cùng là bó gót, để giữ chân không bị bong gân
- Đi 1 đôi tất thường
- Đi tất nylon chống thấm nước
- Đi 1 đôi tất dầy ra ngoài tất nylon
- Đi giầy.

Lưu ý nếu đi tất không đủ khít thì không được đi tất nylon ra ngoài, vì sẽ rất trơn, khó đi. Một số người khác có nhiều cách đi khác:
- Tất - giày nylon - bó gót - tất
- Tất - tất chống vắt - tất nylon
- Tất - tất - tất nylon - bó gót

[Du Lịch] Kinh nghiệm chinh phục đỉnh Phan-Xi-Păng Phanxipang-xomnui_vn-4

D. Hoạt động



1.Cách đến núi Phanxipan hiệu quả.

Tàu

Phương tiện được chọn nhiều nhất để tiết kiệm chi phí và thời gian cho các hành trình chinh phục Fanxipan là đi tàu từ ga Trần Quý Cáp lên Lào Cai, bus lên sapa và bắt đầu hành trình chinh phục đỉnh cao.

Nên đặt vé tàu trước 1 – 2 tuần nếu chọn hành trình vào cuối tuần. Giá vé có thể thay đổi giữa việc mua trực tiếp tại ga và hãnh lữ hành. Vé về cũng nên mua trước, có thể đặt tại các khách sạn hoặc các đại lý du lịch tại Sapa hoặc Lào Cai.

Tại Sapa; văn phòng đặt vé tàu; 020.871480; giờ làm việc từ 7.30 – 11h, 13.30 – 14h; Trên phố Cầu Mây. Văn phòng sẽ tính phí 7.000 vnđ/ 1 vé ngồi và 10.000 vnđ/ 1 vé nằm.

Giá vé từ 79.000 vnđ cho ngồi cứng (không nên chọn loại vé này vì các toa ngồi cứng thường đông đúc và thay đổi vị trí khách thường xuyên do đón tại các ga khác, khó ngủ và ồn ào), đến 223.000 vnđ/ ngồi mềm (phòng lạnh, có chăn mỏng, ghế có thể ngửa ra để ngủ, không ồn ào), giá tăng khoảng 10% - 20% nếu mua vào cuối tuần. 

Tàu ngày rời ga Lào Cai vào ban ngày xuất phát lúc 10:20 sáng, 2 chuyến tàu đêm về rời ga lúc 20:35 và 21:15; Hành trình mất khoảng 10 tiếng.

Tại Hà Nội, tàu lên ban ngày vào lúc 6:15 sáng. 2 chuyến tàu đêm lên Lào Cai lúc 21:20 và 22:00h

Fanxipan, tất cả các mùa trong năm đều có những vẻ đẹp khác nhau.

Bus

Từ Lào Cai, di chuyển lên Sapa bằng các chuyến Bus 16 chỗ. Rất nhiều xe và phục vụ tốt đậu trước cửa ra của ga Lào Cai. 

Từ Lào Cai về bạn có thể nhờ khách sạn book xe, xe sẽ tới đón tại khách sạn hoặc để tránh bị lòng vòng có thể ra trực tiếp tại khu vực quảng trường, trước nhà thờ, bên cạnh vườn hoa tại Sapa. 


2. Đi đường

Có người quen dùng gậy, tôi thì không dùng gậy. Khi chân mỏi thì tay đỡ rất nhiều, đặc biệt khi lên dốc, bám vào rễ cây vững và đỡ lực cho chân nhiều
Khi cảm thấy mệt, không nên dừng lại hoàn toàn, ngồi thụp xuống ngay. Khi mệt nên đứng lại một lúc, tựa vào vật có vị trí cao, cho chân duỗi thẳng, tựa balô lên phía sau để giảm nhẹ sức nặng, chứ không cởi hẳn ra, vì lúc đeo vào sẽ rất ngại.
Khi mệt, nên đi chậm lại, từng bước ngắn và chậm, chứ không dừng lại hoàn toàn. Mỗi bước đi là 1 bước nghỉ. Nếu lên dốc thì cố gắng tìm những chỗ đặt chân chênh lệch nhau càng ít càng tốt, đừng cố bước bước dài, bước cao, mệt gấp nhiều lần đi nhiều bước ngắn, nhỏ và thấp. Đừng bỏ lỡ bất cứ một dấu chân nào của người đi trước.


3. Ngủ đêm.

Cần chuẩn bị túi ngủ. Túi ngủ có thể thuê tại Sapa với giá 120.000 vnđ tại các văn phòng du lịch

Ngủ trên Fanxipan luôn là vấn đề đáng lưu tâm khi mà dịch vụ lưu trú trên núi còn rất sơ sài. Với các đoàn nhỏ (4 – 5 người) có thể ngủ trong các lán có sẵn. Với đoàn đông hơn thì nên chuẩn bị trại. Có nhiều kích cỡ khác nhau và giá cả khác nhau. Trại 2, 4, 10 người. Giá cả dao động từ 120 – 200.000 trại/ngày đêm. 
Khi thuê trại, nhớ lưu ý kiểm tra kỹ trại. Không thuê các loại trại có khả năng chịu mưa kém, rách hoặc gãy.

Ngủ trong lều trại, túi ngủ, khó ngủ nhất là bị lạnh lưng. Do đó nên trải tấm nylon (hoặc bộ áo mưa) xuống trước khi để túi ngủ, mặc áo len có cổ, áo phao thì trải xuống lưng. Chỉ nên đi 1 đôi tất cho thoáng chân. Đội mũ len trên đầu cho ấm, nếu khó chịu thì vén qua tai, không nên bỏ hẳn ra, vì đêm có thể chạm đầu vào thành lều trại, bị ướt sẽ không ngủ được.

(Nguồn tổng hợp)

https://quannetkysibongdem.forumvi.com


Sponsored content


Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết

 
  • Free forum | Văn hóa | Childhood, Gia đình | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất
© 2014 Quán Nét Kỵ Sĩ Bóng Đêm
FM PunBB - Design by Simon